- Trang chủ
- /
- Kiến thức chuyên ngành
- /
- Các loại máy phát điện chạy dầu: 5 phân loại phổ biến nhất
Các loại máy phát điện chạy dầu: 5 phân loại phổ biến nhất
Máy phát điện chạy dầu (hay còn gọi là máy phát điện diesel) ra đời từ thế kỷ 19. Thiết bị này có vai trò lớn trong dân dụng và đặc biệt là công nghiệp ngày nay. Trong bài này, HQC sẽ giới thiệu đến bạn các loại máy phát điện chạy dầu theo 5 cách phân loại khác nhau cực kỳ dễ hiểu.
1. Phân loại máy phát điện chạy dầu theo công suất
Máy phát điện chạy dầu chia thành 3 nhóm công suất chính, bao gồm: công suất nhỏ (100kVA), công suất trung bình (100 – 500kVA) và công suất lớn (trên 500kVA). Ứng dụng, đặc điểm và gợi ý sản phẩm phổ biến như sau:
Máy phát điện chạy dầu được chia làm 3 dải công suất: Công suất nhỏ, dưới 100kVA; công suất trung 100-500kVA; công suất lớn, trên 500kVA.
1.1. Máy phát điện chạy dầu công suất nhỏ (Dưới 100 kVA)
Máy phát điện chạy dầu công suất nhỏ dưới 100kVA thường sử dụng cho các tòa nhà văn phòng, khách sạn quy mô nhỏ hoặc phục vụ thi công ngoài công trường… Máy thường được trang bị cả vỏ chống ồn và tích hợp đầy đủ phụ kiện. Máy có kích thước nhỏ gọn, chiều dài thường dưới 3m – khá linh hoạt trong vận chuyển và lắp đặt.
Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, máy phát điện diesel công suất nhỏ thường dùng máy Nhật cũ (đã qua sử dụng) hoặc máy mới được nhập khẩu từ Trung Quốc. Hai sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc phổ biến là: Máy phát điện Isuzu – chuyên sản xuất máy công suất nhỏ từ 18-50kVA; máy Cummins – thương hiệu của Mỹ liên doanh sản xuất tại Trung Quốc.
1.2. Máy phát điện chạy dầu công suất trung bình (100 – 500 kVA)
Máy phát điện chạy dầu công suất 100-500kVA thường được dùng trong các nhà máy công nghiệp phục vụ sản xuất, bệnh viện, trường học hoặc chung cư, khách sạn… Các sản phẩm phổ biến nhất ở dải công suất này phần lớn vẫn là các dòng máy nhập khẩu từ Trung Quốc như Cummins, Doosan…
Đây là dải công suất có chỉ số (giá tiền/1kVA) tối ưu nhất chỉ từ 1.5 triệu/1kVA. Máy thường kèm theo cả vỏ và bồn dầu đáy. Trọng lượng không quá lớn, từ 2-5 tấn. Do vậy, việc vận chuyển và lắp đặt cũng khá linh hoạt.
Bạn có thể tham khảo một số dòng sản phẩm máy phát điện chạy dầu công suất trung bình từ 100 – 500kVA của Cummins hoặc sản phẩm máy phát điện Doosan thuộc dải công suất 150 – 500kVA.
1.3. Máy phát điện công suất lớn (trên 500 kVA)
Ở dải công suất này, ứng dụng chính của máy phát điện chạy dầu vẫn cho các nhà máy công nghiệp, tòa nhà cao tầng… quy mô lớn. Các sản phẩm thường được nhập khẩu về Việt Nam dưới dạng máy trần. Sau đó, phần vỏ chống ồn sẽ sản xuất trong nước hoặc tiêu cả phòng máy để giảm ồn.
Ở công suất này, thường có hai phân khúc chính: máy cao cấp nhập khẩu chính hãng từ G7 như: Cummins, Mitsubishi, Caterpillar… Phân khúc thấp hơn là dòng máy nhập khẩu từ Trung Quốc, phổ biến như: Cummins China, Mitsubishi Shanghai, SDEC, Baudouin…
Bạn có thể tham khảo một số thương hiệu máy phát điện chạy dầu công suất lớn phổ biến tại Việt Nam như máy phát điện Cummins (dải công suất tương ứng 500 – 2500kVA), máy phát điện Doosan công suất 500 – 1000kVA, máy phát điện Mitsubishi công suất 650 – 2500kVA…
2. Phân loại máy phát điện chạy dầu theo số pha
Khi phân loại theo số pha, máy phát điện gồm 2 loại: máy phát điện 1 pha và máy phát điện 3 pha. Ứng dụng và đặc điểm mỗi loại như sau:
2.1. Máy phát điện 1 pha
Máy phát điện 1 pha tạo ra dòng điện xoay chiều 1 pha, điện áp 220V và tần số 50Hz. Máy 1 pha có công suất nhỏ, dưới 50kVA. Ứng dụng của máy 1 pha là sử dụng cho các công trình có tải tiêu thụ điện 1 pha như: Nhà riêng, biệt thự, tòa nhà văn phòng nhỏ.
(xét về sự phổ biến thì máy phát điện chạy xăng 1 pha sẽ phổ biến hơn máy phát điện chạy dầu 1 pha)
2.2. Máy phát điện 3 pha
Máy phát điện 3 pha là dòng máy tạo ra dòng điện xoay chiều 3 pha, điện áp 230/400V, tần số 50Hz. So với máy 1 pha thì máy 3 pha có dải công suất rộng hơn rất nhiều, từ 10-4.000kVA. Do vậy, ứng dụng của máy phát điện 3 pha cũng rất rộng hơn rất nhiều so với máy 1 pha. Vì các công trình quy mô lớn sẽ dùng điện 3 pha.
Máy phát điện chạy dầu 3 pha có ứng dụng đa dạng như: Nhà máy công nghiệp, tòa nhà cao tầng, resort, trung tâm dữ liệu, khai thác dầu khí & hầm mỏ…
3. Phân loại máy phát điện chạy dầu theo phân khúc giá
Các loại máy phát điện chạy dầu trên thị trường có đa dạng thương hiệu, mẫu mã, chủng loại và mức giá khác nhau. Nhìn chung, máy phát điện chạy dầu gồm 3 khoảng giá: 3 – 4 triệu/kVA, 1.5 – 2.5 triệu/kVA và 1 – 1.5 triệu/kVA.
Các loại máy phát điện chạy dầu rất đa dạng về thương hiệu và xuất xứ, cũng như mức giá. Để dễ hình dung về mức giá, chúng tôi phân loại thành 3 phân khúc như sau:
3.1. Hạng A: Phân khúc cao cấp, mức giá 3 – 4 triệu/kVA
Đây là những sản phẩm của những thương hiệu hàng đầu thế giới như Caterpillar (CAT) – Hoa Kỳ, Cummins Power Generation (CPG) – Hoa Kỳ, MTU – Đức, Mitsubishi – Nhật Bản, FG Wilson – Anh Quốc hay Kohler – USA, Denyo – Nhật Bản… Với dải công suất từ 10-4.000 kVA. Chất lượng của những dòng sản phẩm này đã được khẳng định qua hàng trăm năm tồn tại trên thị trường: Máy vận hành ổn định, khỏe và bền
Là các thương hiệu dẫn đầu trong ngành công nghiệp máy phát điện, do vậy mức giá của nó sẽ khá cao từ 3-4 triệu/kVA. Và các sản phẩm “hàng hiệu” này thường được dùng trong các dự án rất cao cấp hoặc các công trình đòi khỏi vận hành với cường độ cao hoặc khắc nghiệt: Trung tâm dữ liệu, khai thác dầu khí & hầm mỏ, các khách sạn 5* quốc tế…
3.2. Hạng B: Phân khúc cấp trung, giá bán 1.5-2.5 triệu/kVA
Tiếp theo là các dòng máy có mức giá cấp trung, từ 1.5-2.5 triệu/kVA. Đó là sản phẩm của những thương hiệu hạng A trên được liên doanh sản xuất/lắp ráp tại Trung Quốc để tối ưu chi phí và giảm giá thành. Các thương hiệu lớn bắt đầu vào Trung Quốc và cho ra các sản phẩm này từ những năm 1990, nhằm phục vụ các công trình có tính chất ít quan trọng hơn các dòng máy thuộc phân khúc hạng A.
2 dòng sản phẩm đang chiếm lĩnh thị trường tốt nhất tại Việt Nam và trên thế giới nói chung là: Cummins Trung Quốc – liên doanh của Cummins (USA) sản xuất tại Trung Quốc và Mitsubishi Shanghai – liên doanh của Mitsubishi Nhật Bản sản xuất tại Trung Quốc.
Với mức giá chỉ từ 1.5-2.5 triệu/kVA, các dòng máy chạy dầu thuộc phân khúc hạng B này đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường của các dự án có vốn tư nhân và vốn nước ngoài: Nhà máy công nghiệp, tòa nhà văn phòng, khách sạn, trang trại chăn nuôi…
3.3. Hạng C: Phân khúc thấp – giá rẻ, giá bán 1-1.5 triệu/kVA
Đây là sản phẩm của các thương hiệu máy phát điện “thuần” của Trung Quốc. Động cơ, đầu phát của các thương hiệu Trung Quốc và được lắp ráp bởi các công ty máy phát điện của Trung Quốc.
Các sản phẩm này cũng rất đa dạng, gồm rất nhiều cái tên như: Yuchai, Weichai, SDEC, Kofo, Vman, Laidong, Lovol, Faw… Trong đó, được đánh giá cao nhất và cũng sử dụng phổ biến nhất tại thị trường nội địa Trung Quốc là Yuchai, Weichai, SDEC… Và đây cũng là sản phẩm của những công ty uy tín quốc gia và có lịch sử 60-70 năm tại Trung Quốc.
Các dòng máy này cũng có dải công suất rộng từ 10-3.000kVA và có mức giá khá hấp dẫn – chỉ từ 1-1.5triệu/kVA. Theo chúng tôi, ở phân khúc này, các bạn nên lựa chọn các sản phẩm Yuchai, Weichai, SDEC – là những dòng máy nội địa có độ tin cậy cao. Vì sản phẩm đã được sử dụng phổ biến lâu năm tại Trung Quốc.
Tham khảo chi tiết phân loại máy phát điện theo phân khúc giá tại bài viết: Các phân khúc máy phát điện công nghiệp.
4. Phân loại máy phát điện theo ứng dụng
Dựa theo mục đích sử dụng gồm 2 loại: máy phát điện công nghiệp và máy phát điện dân dụng, cụ thể:
4.1. Máy phát điện công nghiệp
Máy phát điện công nghiệp được hiểu là các dòng máy chạy dầu 3 pha, công suất lớn 30-3.000kVA. Và thường được dùng phục vụ sản xuất kinh doanh như:
- Nhà máy công nghiệp
- Tòa nhà, bệnh viện, khách sạn
- Trang trại chăn nuôi
- Khai thác khoáng sản
- Data Center
4.2. Máy phát điện dân dụng
Máy phát điện dân dụng được hiểu là các dòng máy phát điện công suất nhỏ (1 pha hoặc 3 pha) phục vụ cho nhu cầu dân dụng: nhà riêng, biệt thự…
5. Phân loại máy phát điện chạy dầu theo nguồn gốc
Dựa theo nguồn gốc, máy phát điện gồm 3 loại: máy phát điện của các thương hiệu G7, máy phát điện được lắp ráp tại Trung Quốc và máy phát điện được lắp ráp tại Việt Nam.
5.1. Máy phát điện của các hãng G7
Đây là dòng máy phát điện cao cấp “chính hãng” của các thương hiệu G7, ví dụ như máy Cummins CPG, MTU, Caterpillar, Denyo,… với chất lượng cao, hiệu suất tốt, thương hiệu hàng đầu với độ tin cậy cao,… Tuy nhiên, các sản phẩm này thường có giá thành cao, quy trình mua hàng mất nhiều thời gian, giao hàng lâu, khó khăn trong quá trình bảo hành, bảo trì do khó tìm vật tư thay thế.
Là các sản phẩm máy phát điện chạy dầu được nhập khẩu từ các nước, châu Âu, G7. Gồm những thương hiệu lớn như: Cummins – Hoa Kỳ, Mitsubishi – Nhật Bản, MTU – Đức, FG Wilson -UK, Denyo – Nhật Bản…
Ưu điểm: của các dòng máy này là chất lượng cao – máy vận hành ổn định, khỏe và bền.
Nhược điểm: Giá cao, thời gian giao hàng lâu, chi phí bảo trì, bảo dưỡng và thay thế lớn.
5.2. Máy phát điện lắp ráp tại Trung Quốc
Là dòng sản phẩm đa dạng từ phân khúc cao cấp đến giá rẻ, bao gồm:
- Phân khúc cao cấp: sản phẩm được lắp ráp tại Trung Quốc từ các thương hiệu G7 liên doanh sản xuất tại Trung Quốc như Cummins China, Mitsubishi Shanghai,…
- Phân khúc trung cấp: sản phẩm từ các thương hiệu cao cấp của Trung Quốc như: Yuchai, Weichai, SDEC
- Phân khúc giá rẻ: sản phẩm của các thương hiệu như Lovol, Kofo, ….
Ưu điểm: Đa dạng sản phẩm, giá rẻ, thời gian giao hàng nhanh.
Nhược điểm: Quá đa dạng dẫn đến khó phân biệt về chất lượng; dễ mua phải hàng giả và hàng kém chất lượng; được cung cấp các nhà cung cấp nhỏ lẻ tại Việt Nam – uy tín thấp dẫ đến rủi ro trong dịch vụ sau bán hàng.
Máy phát điện được lắp ráp tại Trung Quốc có ưu điểm sản xuất nhanh và linh hoạt, đa dạng sản phẩm, giá thành cạnh tranh, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm không đều do đa dạng sản phẩm, nhiều phân khúc. Dịch vụ bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật có thể không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp.
5.3. Máy phát điện lắp ráp tại Việt Nam
Các sản phẩm máy phát điện lắp ráp tại Việt Nam, phần lớn sử dụng động cơ, đầu phát nhập khẩu từ Hàn Quốc hoặc Trung Quốc như: Doosan, Yuchai, Baudouin, SDEC… Sản xuất quy mô nhỏ lẻ, kiểu thủ công, công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật thấp.
Ưu điểm: thời gian giao hàng nhanh – thường hàng có sẵn.
Nhược điểm: chất lượng không đồng đều, máy khó đáp ứng 100 & 110% tải. Do vậy, máy phát điện lắp ráp tại Việt Nam không thể cạnh tranh khi xuất đi thị trường quốc tế.
Trên đây, HQC đã phân loại máy phát điện chạy dầu theo 5 cách phổ biến. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các loại máy phát điện chạy dầu có mặt trên thị trường.
Nếu cần cung cấp bất cứ thông tin nào liên quan đến máy phát điện chạy dầu, hãy liên hệ với chúng tôi – những kỹ sư 10 năm kinh nghiệm của HQC sẽ nhanh chóng giải đáp cho bạn.
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP HQC
Mobile/Zalo: 0902885686
Email: huan.do@hqcpower.vn
Fanpage: HQC – Máy phát điện Trung Quốc cao cấp
Website: hqcpower.vn