- Trang chủ
- /
- Kiến thức chuyên ngành
- /
- Giới thiệu về đầu phát Leroy Somer
Giới thiệu về đầu phát Leroy Somer
Leroy Somer là hãng sản xuất đầu phát điện xoay chiều hàng đầu thế giới. Leroy Somer hiện đang cung cấp đầu phát cho các hãng máy phát điện danh tiếng như CAT (Mỹ) FW Wilson (Anh Quốc), MTU (Đức), Kohler (Mỹ) hay Mitsubishi (Nhật Bản)…
Leroy Somer hiện nay đã có tới 10 nhà máy sản xuất đầu phát điện trên toàn cầu, trong đó, nhà máy Leroy Somer – Trung Quốc là cơ sở sản xuất quan trọng nhất của Leroy Somer tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
1. Sản phẩm của Leroy Somer
Nhà máy của Leroy Somer Trung Quốc đặt tại KCN Phúc Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Sản xuất đầu phát điện công suất từ 10-2.750 kVA, với 2 dòng sản phẩm chính:
– Dòng TAL có công suất từ 10-1000 kVA
– Dòng LSA có công suất từ 10-2.750 kVA
Cả TAL & LSA của Leory Somer đều dòng đầu phát tự động kích từ không chổi than, và tự động điều chỉnh điện áp thông qua bộ AVR (Automatic Voltage Regulator). Cả hai đều cấp cách điện H và cấp bảo vệ cơ khí IP23.
Đầu phát điện của Leroy Somer sau khi sản xuất hoàn thiện sẽ được cung cấp đến các hãng lắp ráp máy phát điện như Mitsubishi, FG Wilson, AGG Power Solutions… để lắp ráp lên tổ máy hoàn thiện và cung cấp ra thị trường.
2. Tiêu chuẩn đáp ứng
Đầu phát Leroy Somer – TAL & LSA đều đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định quốc tế quan trọng, bao gồm IEC 60034, NEMA MG 1.32-33, ISO 8528-3, CSA C22.2 n°100-14 và UL 1446 (UL 1004 theo yêu cầu).
Và phù hợp với IEC 61000-6-2, IEC 61000-6-3, IEC 61000-6-4, VDE 0875G, VDE 0875N và EN 55011, nhóm 1 hạng A cho khu vực Châu Âu.
Đầu phát Leroy Somer – TAL & LSA được thiết kế và sản xuất trong môi trường đảm bảo ISO 9001 và ISO 14001 và được chứng cấp chứng nhận EC, EAC và CMIM.
Ghi chú:
Tiêu chuẩn NEMA (National Electrical Manufacturers Association):
NEMA là một loạt các tiêu chuẩn cho vỏ bọc, vỏ bảo vệ của các thiết bị điện tử được Hiệp hội các nhà sản xuất điện quốc gia Hoa Kỳ phát triển và đưa ra.
NEMA sử dụng hệ thống đánh giá tiêu chuẩn xác định các loại môi trường mà vỏ bọc để có thể được sử dụng và thường biểu thị khả năng của vỏ bọc cố định giúp chịu được các điều kiện môi trường nhất định.
Tiêu chuẩn VDE
VDE được viết tắt của Verband Der Elektrotechnik có nghĩa là hiệp hội kỹ sư điện, đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra và chứng nhận các công cụ và thiết bị điện. Viện Thử nghiệm và Chứng nhận VDE là một tổ chức được công nhận trong nước và quốc tế trong lĩnh vực các thiết bị, linh kiện và hệ thống kỹ thuật điện.
VDE là một trong những tổ chức công nghệ lớn nhất ở Châu Âu, đây được xem là bước đột phá, sự đổi mới và tiến bộ trong ứng dụng công nghệ hơn 125 năm qua. VDE là tổ chức duy nhất trên thế giới kết hợp giữa khoa học, tiêu chuẩn hóa, thử nghiệm, chứng nhận và tư vấn ứng dụng.
Tiêu chuẩn CSA
CSA – Canadian Standards Association, là Hiệp hội Tiêu chuẩn Canada. Tiêu chuẩn CSA là tiêu chuẩn an toàn ở Canada cho các thiết bị điện, thiết bị y tế, máy móc, thiết bị,… Hiệp hội tiêu chuẩn Canada được thành lập vào năm 1919 với tư cách là một tổ chức tiêu chuẩn hóa phi lợi nhuận, phi chính phủ. Trong Nhóm CSA ngày nay, Hiệp hội Tiêu chuẩn Canada phát triển các tiêu chuẩn và CSA International tiến hành thử nghiệm và chứng nhận sản phẩm.
Tiêu chuẩn IEC
Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế hay IEC (viết tắt của tiếng Anh: International Electrotechnical Commission) được thành lập năm 1906. Mục tiêu của IEC là thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực điện – điện tử và các vấn đề có liên quan như: chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn điện và hỗ trợ cho thông hiểu quốc tế.
IEC có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức tiêu chuẩn hóa và chuyên môn quốc tế như: ISO, Liên đoàn Viễn thông quốc tế – ITU; Ban Tiêu chuẩn hóa Kỹ thuật điện châu Âu – CENELEC. Đặc biệt, giữa IEC và ISO đã thiết lập một thỏa thuận về phạm vi hoạt động của mỗi tổ chức. Theo thoả thuận này, phạm vi hoạt động của IEC bao gồm tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực điện – điện tử. ISO và IEC đã phối hợp thành lập một ban kỹ thuật hỗn hợp về công nghệ thông tin được đặt trong cơ cấu các cơ quan kỹ thuật của ISO (ISO/IEC/JTC1).
3. Thương hiệu Leroy Somer (Pháp)
Leroy Somer là thương hiệu đầu phát điện danh tiếng của Pháp từ năm 1919 và được sáng lập bởi Marcellin Leroy. Thương hiệu Leroy Somer thuộc sở hữu của Công ty Leroy-Somer Electric Power Generation có trụ sở tại Angoulême, Pháp.
Trụ sở hãng Leroy Somer tại Angoulême, Pháp.
Với hơn 100 năm lịch sử, hiện nay, Leroy Somer có 10 nhà máy sản xuất đầu phát điện trên toàn thế giới như Pháp, Mỹ, Mexico, Czech, Ấn Độ và Trung Quốc. Toàn bộ các sản phẩm của AGG ở các nhà máy khác nhau đều có chung thiết kế, tiêu chuẩn quản lý chất lượng và được áp dụng chính sách bảo hành toàn cầu của Leroy Somer.
Ngoài việc sản xuất đầu phát điện sử dụng trong máy phát điện diesel (công suất lên tới 4000kVA), Leroy Somer còn là nhà cung cấp đầu phát điện cho các nhà máy sản xuất điện như: Điện hạt nhân, thủy điện, điện gió, nhiệt điện… có công suất lên tới 35.000 kVA.
Đến năm 2017, Leroy Somer được mua lại bởi tập đoàn Nidec – một Nhà sản xuất động cơ điện nổi tiếng của Nhật Bản.
4. Thông tin về tập đoàn Nidec
Tập đoàn Nidec chuyên sản xuất các sản phẩm ứng dụng động cơ dựa trên “mọi thứ quay và chuyển động”, tập trung vào mảng kinh doanh động cơ bao gồm từ động cơ chính xác nhỏ đến động cơ siêu lớn.
Nhà máy Nidec tại Nhật Bản
Nidec được thành lập tại Kyoto (Nhật Bản) vào năm 1973 bởi Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành – ông Shigenobu Nagamori.
Năm 1979, Nidec trở thành công ty đầu tiên trên thế giới thương mại hóa thành công động cơ trục chính truyền động trực tiếp cho ổ cứng HDD dựa trên động cơ DC không chổi than. Kể từ đó, Công ty đã phát triển thành một nhà sản xuất động cơ toàn diện hàng đầu thế giới.
Tính đến năm 2017, Nidec có 297 công ty con đặt tại Nhật Bản, châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Tại Việt Nam, Nidec cũng có hơn 10 nhà máy đặt tại các khu công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh và khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội).
BBT HQC