HQC PowerMÁY PHÁT ĐIỆN TRUNG QUỐC CAO CẤP

Máy phát điện 1 pha vs 3 pha: Khác biệt và ứng dụng

15:37 12/02/2025

Máy phát điện 1 pha và 3 pha là hai loại phổ biến trên thị trường hiện nay, phục vụ từ dân dụng cho đến các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, khi nói đến công suất lớn, chỉ có máy phát điện 3 pha được lựa chọn. Vậy tại không sản xuất máy phát điện 1 pha công suất lớn?

Máy phát điện diesel có vai trò quan trọng trong phục vụ sản xuất kinh doanh.

Máy phát điện diesel có vai trò quan trọng trong phục vụ sản xuất kinh doanh.

1. Máy phát điện 1 pha là gì? Ưu và nhược điểm

1.1. Định nghĩa và ứng dụng

Máy phát điện 1 pha là tổ máy phát điện khi vận hành sẽ phát ra điện dòng điện xoay chiều 1 pha và thường chỉ có công suất nhỏ dưới 30kVA. Có hai loại máy phát điện 1 pha là máy xăng (phổ biến hơn) và máy dầu. Máy xăng sử dụng dụng động cơ xăng, máy dầu sử dụng động cơ diesel.

Máy phát điện 1 pha chỉ sử dụng được ở các công trình trong đó toàn bộ thiết bị tiêu thụ điện dùng dòng điện 1 pha (tivi, tủ lạnh, bóng đèn…)

  • Dùng trong các hộ gia đình.
  • Trạm viễn thông – BTS: Mỗi trạm viễn thông tại Việt Nam đều cần trang bị 1 tổ máy phát điện 1 pha, thường 8-12kVA để dự phòng cho điện lưới.

1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy phát điện 1 pha

Máy phát điện 1 pha gồm 2 thành phần chính là động cơ và đầu phát:

  • Vai trò động cơ: Biến đổi năng lượng ở dạng hóa năng (từ xăng hoặc dầu diesel) thành cơ năng – động năng quay.
  • Vai trò đầu phát: Biến động năng quay từ động cơ để chuyển đổi thành điện năng – dòng điện xoay chiều 1 pha, thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ.

Máy phát điện 1 pha - chạy xăng được sử dụng nhiều trong dân dụng.

Máy phát điện 1 pha – chạy xăng được sử dụng nhiều trong dân dụng.

1.3. Ưu điểm của máy phát điện 1 pha

  • Chi phí đầu tư thấp: Máy phát điện 1 pha (máy xăng) có giá thấp hơn so với máy phát điện 3 pha.
  • Thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt: Kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển và lắp đặt.
  • Dễ sử dụng và bảo trì: Cấu tạo đơn giản hơn, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp khi vận hành hoặc bảo trì.
  • Phù hợp cho nhu cầu tải nhỏ: Máy 1 pha đáp ứng tốt các thiết bị điện gia đình như bóng đèn, quạt, tivi, tủ lạnh, máy bơm nước,…
  • Khả năng sử dụng linh hoạt: Có thể sử dụng trong các ứng dụng dân dụng và văn phòng nhỏ khi nguồn điện chính bị gián đoạn.

Máy phát điện 1 pha có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển và lắp đặt.

Máy phát điện 1 pha có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển và lắp đặt.

1.4. Nhược điểm của máy phát điện 1 pha

  • Công suất giới hạn: Công suất tối đa thường dưới 100 kVA (máy xăng chỉ dưới 15kVA), chỉ sử dụng cho các thiết bị có công suất nhỏ.
  • Hiệu suất thấp hơn máy 3 pha: Khi tải tăng cao, hiệu suất máy giảm mạnh do thiết kế chỉ có một cuộn dây pha.
  • Tuổi thọ hạn chế: Khi sử dụng liên tục hoặc với tải nặng, độ bền của máy giảm nhanh hơn so với máy phát điện 3 pha.
  • Khí thải và tiếng ồn: Một số dòng máy nhỏ chạy xăng có mức phát thải và tiếng ồn cao hơn, gây ảnh hưởng đến môi trường và không gian sống.

2. Máy phát điện 3 pha là gì? Ưu và nhược điểm

2.1. Định nghĩa và ứng dụng

Máy phát điện 3 pha là tổ máy phát điện khi vận hành sẽ phát ra điện dòng điện xoay chiều 3 pha, điện áp 230/400V. Máy phát điện 3 pha thường sử dụng động cơ diesel và có thể tạo ra công suất lớn tới 4.000kVA.

Ứng dụng của máy phát điện 3 pha:

  • Nhà máy công nghiệp, cơ sở sản xuất
  • Tòa nhà cao tầng, chung cư, khách sạn,
  • Bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại
  • Trung tâm dữ liệu
  • Công trường phục vụ thi c
  • Trang trại chăn nuôi.

Tham khảo: Báo giá máy phát điện chạy dầu

2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện 3 pha

Máy phát điện 3 pha gồm 3 thành phần chính: Động cơ, đầu phát, bộ điều khiển.

  • Vai trò động cơ: Biến đổi năng lượng ở dạng hóa năng (từ dầu diesel) thành cơ năng – động năng quay.
  • Vai trò đầu phát: Biến động năng quay từ động cơ để chuyển đổi thành điện năng – dòng điện xoay chiều 3 pha thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • Bộ điều khiển có vai trò: khởi động, tắt máy; giám sát và vận hành toàn bộ các hoạt động của máy.

Máy phát điện 3 pha với công suất lên tới 4000kVA là thiết bị “bắt buộc phải có” đối với các nhà máy công nghiệp hay tòa nhà cao tầng…

Máy phát điện 3 pha với công suất lên tới 4000kVA là thiết bị “bắt buộc phải có” đối với các nhà máy công nghiệp hay tòa nhà cao tầng…

2.4. Ưu điểm của máy phát điện 3 pha

  • Hiệu suất cao và ổn định: Máy phát điện 3 pha cung cấp dòng điện ổn định, hiệu suất truyền tải năng lượng cao hơn so với máy phát điện 1 pha.
  • Phù hợp cho tải lớn: Đáp ứng tốt nhu cầu điện năng lớn, phù hợp cho các hệ thống công nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất, và các công trình lớn.
  • Tiết kiệm nhiên liệu hơn: Khi hoạt động ở công suất cao, máy phát điện 3 pha tiêu hao ít nhiên liệu hơn so với máy 1 pha nhờ hiệu suất cao.
  • Ứng dụng đa dạng: Sử dụng được cho các thiết bị và máy móc công nghiệp yêu cầu điện 3 pha, đồng thời cũng có thể cung cấp điện cho tải 1 pha nếu cần.
  • Độ bền cao: Thiết kế chắc chắn, phù hợp cho hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của máy.
  • Khả năng truyền tải điện xa: Hệ thống điện 3 pha có khả năng truyền tải điện xa mà không gây hao tổn năng lượng lớn, giảm chi phí về dây dẫn và tổn thất điện năng.

Tham khảo: 5 lý do lựa chọn máy phát điện Trung Quốc

Máy phát điện 3 pha phù hợp cho các công trình cần tải lớn và hoạt động liên tục.

Máy phát điện 3 pha phù hợp cho các công trình cần tải lớn và hoạt động liên tục.

2.5. Nhược điểm của máy phát điện 3 pha

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao: Máy phát điện 3 pha có giá cao hơn máy 1 pha
  • Kích thước và trọng lượng lớn: Máy phát điện 3 pha thường cồng kềnh, nặng, yêu cầu không gian lắp đặt lớn hơn.
  • Yêu cầu kỹ thuật cao: Việc vận hành và bảo trì đòi hỏi kiến thức kỹ thuật chuyên sâu, không phù hợp cho những người không có kinh nghiệm.
  • Chi phí bảo trì cao: Do cấu tạo phức tạp và thường được sử dụng cho các tải nặng, máy phát điện 3 pha cần được bảo trì định kỳ với chi phí cao hơn.
  • Không phù hợp cho tải nhỏ: Với các nhu cầu điện năng nhỏ, máy phát điện 3 pha có thể gây lãng phí nhiên liệu và chi phí vận hành không tối ưu.

Máy phát điện 3 pha có cấu tạo phức tạp và thường được sử dụng cho các tải nặng, máy phát điện 3 pha cần được bảo trì định kỳ với chi phí cao hơn.

Máy phát điện 3 pha có cấu tạo phức tạp và thường được sử dụng cho các tải nặng, máy phát điện 3 pha cần được bảo trì định kỳ với chi phí cao hơn.

3. So sánh máy phát điện 1 pha và 3 pha

Từ các nội dung trên, dưới đây chúng tôi đưa ra bảng so sánh giữa máy phát điện 1 pha với 3 pha.

Tiêu chí Máy phát điện 1 pha Máy phát điện 3 pha
THÔNG SỐ CHUNG
Chủng loại Máy phát điện xoay chiều 1 pha Máy phát điện xoay chiều 3 pha
Điện áp 220V 230/400V
Số pha – dây 1 pha – 2 dây 3 pha – 4 dây
Tần số 50 Hz 50 Hz
Hệ số công suất (cosφ) 1 0,8
Đơn vị công suất kW kVA
Dải công suất Máy xăng 2-15kW

Máy dầu 5-100kW

10-4.000kVA
ĐỘNG CƠ
Nhiên liệu Xăng hoặc diesel Động cơ diesel
Vòng quay 3000/3600 (vòng/phút) 1500 (vòng/phút)
Kiểu điều tốc Cơ khí Điện tử (đa số) hoặc cơ khí
Làm mát động cơ Làm mát bằng gió với máy xăng

Làm mát bằng nước tuần hoàn với máy dầu

Bằng nước tuần hoàn thông qua két nước làm mát.
Đầu phát Đầu phát điện 1 pha Đầu phát điện 3 pha
Bộ điều khiển Máy phát điện xăng không có bộ điều khiển

Máy phát điện dầu có bộ điều khiển thông minh

Có bộ điều khiển thông minh
Vỏ chống ồn Máy có vỏ chống ồn hoặc máy trần Thường là máy có vỏ
Cách khởi động Máy xăng: Đề nổ hoặc “giật nổ” Tự động khởi động hoặc ấn nút khởi động trên bộ điều khiển
Ứng dụng Dân dụng: gia đình, văn phòng nhỏ, cửa hàng Công nghiệp: nhà máy, xưởng sản xuất, tòa nhà cao tầng, trang trại chăn nuôi…
Hiệu suất nhiên liệu Tiêu hao nhiên liệu cao hơn, đặc biệt là khi chạy liên tục Tiết kiệm nhiên liệu hơn khi vận hành với tải lớn và hoạt động lâu dài
Bộ bền Độ bền trung bình thường thấp hơn khi sử dụng liên tục Độ bền cao, phù hợp với vận hành liên tục
Chi phí ban đầu Thấp, giá rẻ hơn Cao hơn do công suất lớn và hệ thống phức tạp hơn
Bảo trì Bảo trì đơn giản, ít yêu cầu kỹ thuật Yêu cầu bảo trì định kỳ với kỹ thuật cao
Giá thành nhiên liệu Xăng thường đắt hơn dầu diesel Dầu diesel rẻ hơn xăng
Tần suất sử dụng phù hợp Sử dụng không thường xuyên hoặc chỉ trong thời gian ngắn Phù hợp cho hoạt động thường xuyên hoặc liên tục
Khả năng chịu tải Chỉ phù hợp với tải nhỏ và vừa Chịu được tải lớn, ổn định hơn

4. Tại sao không sản xuất máy phát điện 1 pha công suất lớn?

Nguyên nhân chính là nằm ở khả năng đáp như nhu cầu thực tế của máy phát điện 1 pha bị hạn chế:

  • Với các công trình lớn, hệ thống tải là các thiết bị chạy điện 3 pha. Do vậy, bắt buộc phải sử dụng máy phát điện 3 pha mà không thể dùng máy 1 pha.
  • Máy phát điện 3 pha có thể dùng cho các dự án có các thiết bị 1 pha, nhưng máy phát điện 1 pha không thể sử dụng cho các thiết bị 3 pha.

Máy phát điện 1 pha có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển và lắp đặt.

Máy phát điện 1 với công suất nhỏ chỉ phù hợp trong dân dụng, không thể sử dụng cho trong công nghiệp. 

5. Tư vấn của chuyên gia

5.1. Khi nào nên dùng máy phát điện 1 pha?

✅Nên dùng khi:

  • Mục đích sử dụng dân dụng: Nếu bạn chỉ cần cung cấp điện cho hộ gia đình, cửa hàng nhỏ với các thiết bị điện thông thường như quạt, đèn, tivi, tủ lạnh.
  • Công suất yêu cầu nhỏ (dưới 10 kVA): Máy phát điện 1 pha thường có công suất thấp, phù hợp cho các thiết bị điện nhỏ hoặc vừa.
  • Ngân sách hạn chế: Máy phát điện 1 pha (máy xăng) có giá thấp hơn so với máy 3 pha, chi phí bảo trì cũng rẻ hơn.
  • Không cần sử dụng liên tục: Nếu chỉ sử dụng máy phát điện trong thời gian ngắn (dự phòng khi mất điện), máy phát điện 1 pha là lựa chọn hợp lý.

⚠ Không nên dùng nếu:

✖ Cần cấp điện cho thiết bị công suất lớn, tải nặng hoặc dùng lâu dài.

✖ Cần hệ thống điện ổn định cho máy móc công nghiệp.

Máy phát điện 1 với chi phí thấp, nhỏ gọn dễ vận chuyển và lắp đặt, phù hợp với các công trình dân dụng

Máy phát điện 1 với chi phí thấp, nhỏ gọn dễ vận chuyển và lắp đặt, phù hợp với các công trình dân dụng

5.2. Khi nào nên dùng máy phát điện 3 pha?

✅ Nên dùng khi:

  • Mục đích sử dụng công nghiệp hoặc thương mại: Nhà máy công nghiệp, tòa nhà cao tầng, trang trại chăn nuôi.
  • Công suất yêu cầu lớn (>10kVA đến hàng trăm, hàng ngàn kVA): Máy phát điện 3 pha có thể cung cấp công suất lớn đến hàng nghìn, hàng chục nghìn kVA (hòa đồng bộ nhiều tổ máy).
  • Cần nguồn điện ổn định, hoạt động liên tục: Máy phát điện 3 pha – cụ thể là động cơ diesel vận hành có độ ổn định và hiệu suất cao hơn động cơ xăng của máy phát điện 1 pha.
  • Sử dụng thiết bị điện 3 pha: Nếu bạn có thiết bị chạy điện 3 pha (động cơ công suất lớn, máy nén khí, máy CNC, hệ thống bơm, máy lạnh công nghiệp,…), bạn bắt buộc phải dùng máy phát điện 3 pha.

⚠ Không nên dùng nếu:

✖ Nhu cầu sử dụng nhỏ, chỉ cần chạy vài thiết bị cơ bản.

✖ Ngân sách không cho phép đầu tư chi phí ban đầu lớn

Khi nào nên dùng máy phát điện 3 pha?

🔴 Lưu ý quan trọng:
💡 Bạn có thể sử dụng máy phát điện 3 pha để cấp điện cho tải 1 pha, nhưng không thể dùng máy phát điện 1 pha để chạy tải 3 pha. Vì vậy, nếu không chắc chắn về nhu cầu tương lai, máy phát điện 3 pha vẫn là lựa chọn tối ưu hơn.

📞 Nếu bạn cần tư vấn thêm về máy phát điện phù hợp, liên hệ ngay với HQC để được hỗ trợ tốt nhất!

————————

Trên đây là so sánh chi tiết về máy phát điện 1 pha với 3 pha và lý do tại sao người ta không sản xuất máy phát điện 1 pha công suất lớn. Hy vọng, bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích cho việc lựa chọn loại máy phát điện cho công trình của mình.

HQC thuộc Top 3 đơn vị cung cấp máy phát điện 3 pha cao cấp nhập khẩu từ Trung Quốc có dải công suất 20-3.000kVA, ứng dụng cho các nhà máy công nghiệp, tòa nhà cao tầng… Tham khảo các sản phẩm chi tiết >> tại đây.

Nếu cần thêm bất cứ thông tin nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi – những kỹ sư 10 năm kinh nghiệm của HQC sẽ nhanh chóng phục vụ bạn.

———

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP HQC

Mobile/Zalo: 0902885686

Email: huan.do@hqcpower.vn

Fanpage: HQC – Máy phát điện Trung Quốc cao cấp

Website: hqcpower.vn

Đánh giá

Bình luận

Đối tác chính

Zalo